Mua xăng dầu về tích trữ dùng dần có vi phạm pháp luật không?

Posted by

Sau 07 lần tăng liên tiếp, dự kiến, chiều 21/3/2022, xăng, dầu sẽ có kỳ giảm giá mạnh. Vì thế, tâm lý mua xăng, dầu về dự trữ của người dân là không hiếm.

Mua xăng, dầu dự trữ có phạm pháp không?
Ch

Sau 07 lần tăng liên tiếp, dự kiến, chiều 21/3/2022, xăng, dầu sẽ có kỳ giảm giá mạnh. Vì thế, tâm lý mua xăng, dầu về dự trữ của người dân là không hiếm.

Mua xăng, dầu dự trữ có phạm pháp không?

Chào bạn. Tâm lý dự trữ xăng, dầu hiện nay không hiếm nhất là trước bối cảnh giá xăng có thể tiếp tục tăng.

Đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất (lý do ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người) để người dân không nên dự trữ xăng dầu.

Về mặt pháp luật, Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung 2013 quy định trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình như sau:

– Cá nhân có trách nhiệm: Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy…

Hiện nay, mỗi địa phương sẽ có yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ tại một văn bản riêng.

– Chất cháy (xăng dầu) phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn, bảo đảm việc sơ tán người và tài sản nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy; bố trí nơi để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng, kìm cộng lực…) ở nơi dễ thấy, dễ lấy để kịp thời mở cửa khi có sự cố cháy, nổ.

+ Mỗi nhà ở riêng lẻ cần trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy ở mỗi tầng phù hợp với quy mô, điều kiện gia đình. Bình chữa cháy phải được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng để kịp thời xử lý sự cố cháy, nổ xảy ra; khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy không quá 20 m…

Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất, khi điều kiện kinh doanh, sản xuất có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải bố trí cách các vật liệu dễ cháy, các phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy (ô tô, xe máy…) ít nhất 0,7m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,2m; khi điều kiện kinh doanh, sản xuất cần dự trữ xăng, dầu và các chất lỏng cháy thì phải bảo quản tại nơi thông thoáng, tránh xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp và không để trên lối ra thoát nạn…

Nếu không tuân thủ các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt.

– Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (Điều 29);

Ngoài ra, Điều 50 Nghị định 144 quy định mức phạt với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

Nặng hơn, theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người có hành vi tàng trữ xăng dầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt cao nhất với tội này lên tới 12 năm tù, trong trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Như vậy, mua, xăng, dầu số lượng ít để tích trữ nhằm mục đích sử dụng (như trường hợp của bạn chỉ 10 lít) thì không bị xử phạt nếu đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Nếu không đảm bảo quy định phòng cháy, chữa cháy thì mới bị phạt.

Làm thế nào để bảo quản xăng dầu an toàn?

Theo hướng dẫn của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy-cứu nạn cứu hộ (PC07, Công an TP HCM),  xăng dầu là loại chất dễ gây cháy, nổ. Khi chứa trong can nhựa hoặc thiết bị không phù hợp, chúng dễ rò rỉ, tạo thành môi trường nguy hiểm.

Việc tồn chứa xăng dầu không an toàn có thể dẫn đến sự cố cháy hoặc nổ với tình trạng đám cháy lan rất nhanh (vận tốc cháy lan theo bề mặt có thể đạt đến hơn 40m/phút). Đám cháy tỏa ra nhiều khói, chất độc gây nguy hiểm đến tính mạng khiến công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

PC07 cảnh báo người dân không tích trữ xăng dầu tại nhà hoặc cơ sở nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe.

Trường hợp cơ sở hay hộ gia đình cần thiết tích trữ xăng dầu thì phải bảo quản ở khu vực độc lập (kho riêng…). Tuyệt đối không cất chúng ở những nơi có người ở. Khu vực trữ phải tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao và phải thông thoáng để giảm sự bốc hơi.

Ngoài ra, hộ gia đình hay cơ sở cần có biện pháp ngăn xăng dầu tràn ra ngoài, cách xa nguồn sinh lửa (bếp đun, đốt rác…), nguồn nhiệt. Thiết bị điện (công tắc, bóng đèn…) tại khu vực chứa xăng dầu luôn đảm bảo an toàn, tránh tình trạng chập, cháy, phát sinh tia lửa…

PC07 nhấn mạnh mọi gia đình, cơ sở phải ngăn cách cũng như cảnh báo mọi người (đặc biệt là trẻ em) không tiếp cận khu vực tồn chứa xăng dầu.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng hướng dẫn nhiều kỹ năng khi gặp đám cháy xăng dầu, như: sơ tán tài sản, phuy xăng dầu lân cận (nếu có) ra vị trí an toàn; không chữa cháy xăng, dầu bằng nước; dùng bình chữa cháy loại bọt, bột; dùng cát đắp đê – ngăn chất cháy chảy loang; dùng chăn thấm nước phủ hoàn toàn bề mặt đám cháy.

>> Người dân có được mua xăng vào thùng, can không?

Có thể bạn quan tâm

21/03/2022

21/03/2022

20/03/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Sau 07 lần tăng liên tiếp, dự kiến, chiều 21/3/2022, xăng, dầu sẽ có kỳ giảm giá mạnh. Vì thế, tâm lý mua xăng, dầu về dự trữ của người dân là không hiếm.

Mua xăng, dầu dự trữ có phạm pháp không?
Ch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *