Quy trình Tư vấn tạm ngừng hoạt động
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tư vấn
Sau khi nhận được thông tin của khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành xác nhận yêu cầu. Trong giai đoạn này, bộ phận chuyên môn của HANOI LAW có thể làm việc với khách hàng qua điện thoại, email hoặc gặp gỡ trực tiếp để trao đổi các nội dung có liên quan;
Quy trình Tư vấn tạm ngừng hoạt động
Bước 2: Tư vấn và ký kết hợp đồng dịch vụ
Sau khi xác nhận yêu cầu tư vấn, bộ phận chuyên môn của HANOI LAW tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung cần triển khai và lên bản mô tả yêu cầu. Ở bước này, chúng tôi sẽ cử chuyên viên có kinh nghiệm, đồng thời là người phụ trách chính trong việc tư vấn trực tiếp gặp gỡ khách hàng.
Sau khi tư vấn và thống nhất được nội dung công việc và biểu phí dịch vụ, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Lên phương án và thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh
1. Tổ chức Họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông để thông qua Biên bản họp và ra Quyết định về việc tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.
2. Thông báo tạm ngừng kinh doanh tới cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.
· Về thời hạn tạm ngừng kinh doanh:
o Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.
o Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp.
· Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác
Ghi chú: Riêng Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu và Doanh nghiệp tư nhân không phải lập biên bản mà chỉ cần ra Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh.
3. Giải quyết các vấn đề về Thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh.
4. Nhận thông báo tạm ngừng từ cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế.
Trân trọng!
Leave a Reply