Mẫu bản xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Mẫu bản xếp loại hạnh kiểm là văn bản dùng khá phổ biến. Đây là văn bản được giáo viên sử dụng để đánh giá lại quá trình rèn luyện, tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường và tự đánh giá hạnh kiểm học sinh dựa trên các quy định.

Mẫu bản xếp loại hạnh kiểm là văn bản dùng khá phổ biến. Đây là văn bản được giáo viên sử dụng để đánh giá lại quá trình rèn luyện, tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường và tự đánh giá hạnh kiểm học sinh dựa trên các quy định.

Mẫu bản xếp loại hạnh kiểm là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, hạnh kiểm được hiểu là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người.

Xếp loại hạnh kiểm ở học sinh được hiểu là việc giáo viên xem xét quá trình học tập, lao động của học sinh, từ đó, đánh giá học sinh đó. Đánh giá hạnh kiểm khác với đánh giá học lực của học sinh.

 

Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh thế nào?

Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được xác định như sau:

– Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

– Học sinh là người tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

– Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

– Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

Với những người thực hiện được các quy định nêu trên nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý thì được xếp loại hạnh kiểm khá.

Đặc biệt, học sinh có thể bị xếp loại hạnh kiểm yếu nếu chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

– Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

– Đánh nhau, gây rối trật tự tại trường hoặc bên ngoài phạm vi trường học, học sinh có hành vi vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Tuy nhiên, hiện nay, Thông tư 58 đã hết hiệu lực thi hành và đã bị thay thế bởi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Thông tư 22 đã bỏ quy định đánh giá hạnh kiểm của học sinh, thay vào đó là đánh giá kết quả rèn luyện.

Cụ thể, giáo viên sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông để đánh giá kết quả rèn luyện dựa vào:

– Giáo viên tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, hướng dẫn học sinh tự nhận xét.

Từ các căn cứ trên, có thể đánh giá kết quả rèn luyện là Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

– Năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

– Năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

– Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học dựa vào kết quả đánh giá các kỳ như sau:

– Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

– Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

Mẫu bản xếp loại hạnh kiểm thế nào?

PHÒNG/SỞ GD&ĐT ……….

TRƯỜNG ………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH – NĂM HỌC ………………..

LỚP: ………………. (GVCN …………………)

TT

HỌ TÊN

HẠNH KIỂM

GHI CHÚ

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

Hạng: …/ …

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của chủ nhiệm

Tốt: … tỉ lệ …… %

Khá: … tỉ lệ …… %

TB: … tỉ lệ …… %

Yếu: … tỉ lệ …… %

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Ý KIẾN CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tốt: … tỉ lệ …… %

Khá: … tỉ lệ …… %

TB: … tỉ lệ …… %

Yếu: … tỉ lệ …… %

Trên đây là mẫu bản xếp loại hạnh kiểmNếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

15/08/2022

15/08/2022

13/08/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Mẫu bản xếp loại hạnh kiểm là văn bản dùng khá phổ biến. Đây là văn bản được giáo viên sử dụng để đánh giá lại quá trình rèn luyện, tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường và tự đánh giá hạnh kiểm học sinh dựa trên các quy định.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top