Mua bán, sử dụng pháo nổ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mặc dù việc bắn pháo nổ có thể được coi là văn hóa dân gian của người Việt ta từ thời xưa, thế nhưng hiện nay nếu không thuộc các trường hợp được cho phép, việc mua bán, sử dụng pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Pháp luật cũ

Mặc dù việc bắn pháo nổ có thể được coi là văn hóa dân gian của người Việt ta từ thời xưa, thế nhưng hiện nay nếu không thuộc các trường hợp được cho phép, việc mua bán, sử dụng pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Pháp luật cũng đã có nhiều chế tài với hành vi này.

Mức xử phạt với hành vi mua bán trái phép pháo nổ thế nào?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích như sau:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Đồng thời, điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 cũng nêu rõ, kinh doanh pháo nổ là hoạt động đầu tư bị cấm kinh doanh.

Do vậy, hành vi mua bán pháo để kinh doanh được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt  vi phạm trong quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

Hành vi

Mức xử phạt

– Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

–  Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

–  Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

– Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

 

Phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

– Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

– Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

 

Phạt tiền từ 01 triệu đồng – 02 triệu đồng.

– Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

–  Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

–  Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

– Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

– Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ….

 

Phạt tiền từ 05 triệu đồng – 10 triệu đồng.

Như vậy, căn cứ vào các mức xử phạt nêu trên, hành vi của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật trong trường hợp bạn thực hiện hành vi “Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm” (điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Mức phạt hành vi mua bán pháo nổ thế nào? Khi nào bị phạt tù? (Ảnh minh họa)

Truy cứu hình sự với hành vi mua bán pháo nổ ra sao?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, mua bán pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Đồng thời, theo điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020, kinh doanh pháo nổ là hoạt động đầu tư bị cấm kinh doanh.

Mặt khác, tại điểm b, điểm d Tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC  thì:

Người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh buôn bán trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng cấm. Nếu thực hiện việc mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu.

Căn cứ khoản 40 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017, người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp bố bạn mua 12kg pháo để kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm.

Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  luatphap.vn để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Quy trình dẫn giải thế nào? Có được dẫn giải người làm chứng sau 10 giờ đêm?

Có thể bạn quan tâm

14/12/2021

14/12/2021

14/12/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Mặc dù việc bắn pháo nổ có thể được coi là văn hóa dân gian của người Việt ta từ thời xưa, thế nhưng hiện nay nếu không thuộc các trường hợp được cho phép, việc mua bán, sử dụng pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Pháp luật cũ

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top