Trong tình hình giá đất tăng cao, nhiều trường hợp liên quan đến việc xử lý Hợp đồng đặt cọc đã công chứng khi bên mua bỏ cọc. Theo Luật Công chứng 2014, việc hủy Hợp đồng phải được cả 2 bên đồng ý (Điều 51). Tuy nhiên, khi bên mua bỏ cọc, việc hủy Hợp đồng trở nên khó khăn.Luatphap.vn khuyến cáo:
- Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực. Việc ký tay giữa các bên vẫn có hiệu lực như Hợp đồng đặt cọc công chứng.
- Nếu đã công chứng hợp đồng, khi hủy hợp đồng, hai bên phải thực hiện thủ tục hủy hợp đồng tại văn phòng công chứng nơi đã công chứng hợp đồng ban đầu. Trường hợp bên bán không phối hợp ký hủy, bên mua phải liên hệ Tòa án để đề nghị chấm dứt hiệu lực HĐ đặt cọc.
- Việc ký Hợp đồng đặt cọc công chứng đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên nhưng nếu phát sinh tranh chấp, bên bán sẽ tốn thời gian và công sức để xử lý.
- Đối với bất động sản có giá trị lớn và tỷ lệ đặt cọc cao, bên bán nên cân nhắc việc ký HĐ nhận cọc tại Tổ chức công chứng.
- Nếu bên mua không đến Tổ chức công chứng để ký Hợp đồng mua bán, bên bán nên yêu cầu lập biên bản sự việc hoặc liên hệ Thừa Phát Lại lập vi bằng để làm chứng cứ.
- Nên ghi nhận rõ địa chỉ liên hệ của Bên đặt cọc, thông tin về nhân thân, số điện thoại liên hệ và Tổ chức công chứng sẽ ký kết Hợp đồng mua bán sau này trong Hợp đồng đặt cọc công chứng.